Tác hại của nước ngọt đối với trẻ em

Nước ngọt là loại nước có ga được nhiều trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, nếu uống nước ngọt quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Qua bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn những tác hại của nước ngọt đối với trẻ em.

Trẻ em uống nước ngọt có tốt không?

tác hại của nước ngọt đối với trẻ em
Trẻ em không nên uống quá nhiều nước ngọt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ngọt không tốt dành cho trẻ em vì những nguyên nhân sau đây:

  • Trong nước ngọt chứa hàm lượng chất kích thích và phẩm màu cao. Đây là nguyên nhân chính gây nên các căn bệnh về thận, dạ dày, đường ruột, béo phì hay tiểu đường ở trẻ em.
  • Uống quá nhiều nước ngọt sẽ làm tăng tốc độ đào thải canxi qua nước tiểu, khiến trẻ bị thiếu hụt canxi, kém phát triển chiều cao. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ béo phì thừa cân vì lượng đường trong nước ngọt rất cao.
  • Bên cạnh đó, uống nước ngọt thường xuyên sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ, khiến trẻ lười ăn, không chịu ăn uống đầy đủ các bữa, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Những tác hại của nước ngọt đối với trẻ em

Theo các nghiên cứu khoa học, việc nạp quá nhiều nước ngọt vào cơ thể có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ:

  • Giảm dinh dưỡng: Nước ngọt hầu như chỉ chứa đường và chất tạo màu, điều vị chứ không có hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó, tiêu thụ nước ngọt trong thời gian dài sẽ khiến trẻ không được bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Tăng nguy cơ loãng xương: Hàm lượng phosphoric trong nước có ga khiến tốc độ đào thải canxi của cơ thể nhanh hơn. Từ đó, gây mất cân bằng và không cung cấp đủ canxi cho quá trình tạo xương của trẻ, dễ gây loãng xương.
  • Dẫn đến béo phì: Nước ngọt không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại chứa nhiều năng lượng do đường sản sinh ra. Khi năng lượng này không được tiêu thụ kịp thời sẽ hình thành lớp mỡ dưới da, khiến trẻ có nguy cơ béo phì.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: Acid phosphoric trong nước ngọt sẽ làm vô hiệu hóa acid hydrochloric trong dạ dày, gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ uống nước ngọt trước các bữa ăn.
  • Răng bị hư hỏng: Vì nước ngọt chứa thành phần chính là đường, phosphoric, citric nên dễ bào mòn, hủy hoại men răng của trẻ em. Đồng thời, việc đào thải canxi quá mức cũng sẽ khiến răng bé dễ tổn thương và hư hỏng hơn.
  • Gây nguy cơ sỏi thận: Nước ngọt không tốt dành cho trẻ em vì có thể làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ, điển hình là sỏi thận.
  • Khó điều khiển hành vi: Tác hại của nước ngọt đối với trẻ em thể hiện ở việc trẻ em uống nhiều nước có ga thường có xu hướng giảm khả năng tập trung, khó kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình hơn bình thường.

Cách giúp trẻ từ bỏ uống nước ngọt

tác hại của nước ngọt đối với trẻ em
Cách giúp trẻ em loại bỏ nước ngọt khỏi thực đơn hàng ngày của mình

Để trẻ có thể từ bỏ uống nước ngọt hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối các dưỡng chất trong bữa ăn cho trẻ. Có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho trẻ nhờ vào việc uống sữa hoặc sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như phô mai, cua, tôm,…
  • Loại bỏ dần dần  nước ngọt ra khỏi thực ăn hàng ngày của trẻ. Không nên cắt giảm quá đột ngột vì có thể khiến trẻ chống đối, lén uống khi không có sự giám sát của người lớn.
  • Nên thay thế nước ngọt thành những loại thức uống bổ dưỡng như nước ép trái cây hoặc nước thảo mộc giúp ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần nhắc trẻ nạp đủ lượng nước tinh khiết cho một ngày.
  • Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của gia đình trở nên lành mạnh hơn, để trẻ em có thể học tập theo. Phụ huynh không nên trữ đồ uống có ga sẵn trong nhà vì sẽ khiến bé nhìn thấy và đòi uống.
  • Phụ huynh nên giáo dục cho trẻ những kiến thức hữu ích về tác hại của nước ngọt đối với trẻ em. Từ đó, giúp trẻ tự nhận thức và giảm dần việc tiêu thụ nước ngọt.
  • Bố mẹ cần tăng cường cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa sau giờ học. Ngoài ra, hãy chịu khó giao tiếp, lắng nghe và chia sẻ cùng con để có thể dễ dàng chỉ bảo con hơn.

Lời kết

Tuy nước ngọt là đồ uống yêu thích của trẻ nhưng tác hại của nước ngọt đối với trẻ em là rất nguy hiểm. Vì thế, nên hạn chế cho trẻ em tiêu thụ loại đồ uống này để bảo vệ quá trình phát triển sức khỏe và trí não toàn diện của bé.